Vỏ hạt điều thường dày 0,4 cm, chiếm 60 % trọng lượng hạt, gồm 3 lớp: lớp vỏ ngoài màu xanh dai, nhẵn cứng; lớp giữa xốp có cấu trúc tổ ong, trong chứa dịch dầu phenolic gọi là CNSL; lớp vỏ trong màu nâu xám, rất cứng bao bọc nhân và lớp vỏ lụa.
Vỏ ngoài
Nhân điều
Lớp vỏ giữa
Lớp vỏ trong
Cấu tạo vỏ hạt điều
Thành phần hóa học vỏ hạt điều được thể hiện ở hình 1.6 bao gồm các thành phần cellulose, chất khoáng, carbon và đường, chất chứa protein, tro, chất trích ly (CNSL). Tổng giá trị calo là 5056 Kcal/Kg, có tỷ trọng 0,4430 g/cc.
Thành phần vỏ hạt điều
Vỏ hạt điều hiện nay của các công ty sản xuất điều đa phần bị thải bỏ, hoặc bán như phụ phẩm với giá rẻ, các nơi thu mua dùng vỏ hạt điều để đốt, hoặc ép lấy dầu (CNSL) thô để bán. Việc sản xuất dầu vỏ hạt điều không những đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn giải quyết các vấn đề về lao động, ô nhiễm môi trường. Thị trường xuất khẩu gần đây cũng mở rộng hơn, ngoài Trung Quốc còn có EU, Nhật Bản…
Vỏ hạt điều được sử dụng để sản xuất các sản phẩm tinh chế như: các mặt hàng dầu tinh luyện, dầu cardanol, than, than hoạt tính và sản xuất bột ma sát; trong vỏ hạt điều có chứa các chất có thể sản xuất được sơn chống rỉ dùng trong công nghiệp tàu biển, keo dẫn đặc biệt trong linh kiện điện tử.
Xem thêm về vựa điều Bình Phước
Tính chất và các chỉ tiêu của dầu vỏ hạt điều.
Dầu vỏ hạt điều thương phẩm trên thế giới có màu nâu, mùi hăng, không tan trong nước; tan trong acetone, n-hexan, toluene,… Một số đặc tính lý hóa của DVHĐ thể hiện trong bảng .
Các đặc tính DVHĐ thương phẩm có trên thị trường được nghiên cứu đối với giống điều ở tỉnh Bình Phước với các chỉ tiêu cơ bản được đánh giá qua các phương pháp tách DVHĐ. Bao gồm độ nhớt, tỷ trọng, chỉ số acid, chỉ số Iod, chỉ số xà phòng hóa, độ tro, độ ẩm và chỉ số khúc xạ của DVHĐ thu được từ phương pháp xử lý nhiệt, phương pháp trích ly dung môi và phương pháp ép lạnh.
Đặc tính một số loại dầu vỏ hạt điều thương phẩm
Đặc tính | Phương pháp tách dầu điều | ||
Nhiệt | Dung môi | Ép lạnh | |
Độ nhớt (cps, max) | 800 (250C) | 550 (300C) | – |
Tỷ trọng | 0,955 – 0,975 (250C) | 0,95 – 0,97 (300C) | 0,9668 – 1,0131 (260C) |
Chỉ số Axit | 14 | – | 94 – 107 |
Chỉ số xà phòng hóa | – | – | 106 – 119 |
Chỉ số Iod | 240 | 250 | 270 – 296 |
Độ tro | 1% | 1% | – |
Độ ẩm | 0,5% | 1% | – |
Chỉ số khúc xạ (41,50C) | – | – | 1,5158 |
Các chỉ tiêu hóa lý của dầu vỏ hạt điều:
Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất so với khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước. Là đại lượng đặc trưng cho độ nặng nhẹ, độ chắc của nhiên liệu.
Độ nhớt là đại lượng đặc trưng cho trở lực ma sát nội tại sinh ra giữa các phân tử khi có sự chuyển động trượt lên nhau. Độ nhớt động lực là số đo lực cần thiết để làm trượt một lớp dầu trên một lớp dầu khác. Đơn vị thường dùng là centiPoise (cP= mPa.s).
Hàm lượng nước hay nói cách khác là độ ẩm của dầu, là phần trăm lượng nước tồn tại trong dầu; hàm lượng nước của dầu sẽ ảnh hưởng đến thông số nhiệt trị, tỷ trọng dầu gây trở ngại cho quá trình cháy.
Hàm lượng tro là phần trăm các chất rắn còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ cao (550- 6000C). Hàm lượng tro của nhiên liệu ảnh hưởng đến độ bền của động cơ.
Chỉ số acid của dầu là số mg KOH cần dùng để trung hòa những acid béo tự do có trong dầu.
Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà hơi dầu sẽ chớp cháy khi gặp ngọn lửa. Điểm chớp cháy cốc hở dùng để đánh giá nguy cơ cháy của dầu nhớt khi tồn trữ, đong rót; điểm chớp cháy cốc kín dùng để đánh giá tình trạng của dầu nhớt khi đang sử dụng trong máy móc. Đối với cùng một loại dầu, điểm chớp cháy cốc hở cao hơn điểm chớp cháy cốc kín.
Nhiệt trị là lượng nhiệt giải phóng ra khi cháy hoàn toàn với oxi và ngưng tụ các sản phẩm tới một nhiệt độ xác định. Đơn vị của nhiệt trị được tính theo Kcal/Kg, hoặc KJ/Kg. Ta có hệ số chuyển đổi giữa 2 đơn vị như sau:
1Kcal/kg = 4,19 KJ/Kg.